Vài Nét Về Mẫu Sơn

Hoa Đao dẹp tuyệt

đường ngoàn ngoen mẫu sơn


cảnh dẹp hùng vĩ


Làng Mẫu Sơn thuộc xã Chu Điện, huyện Lục Nam. Trước đây thuộc xã Lan Mẫu, tổng Lan Mẫu, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang. Làng nằm bên đường 31, Bắc Giang đi Lục Nam. Mẫu Sơn giáp làng Sàn, làng Thân, làng Gai và giáp đất Khám Lạng. Cư dân của Mẫu Sơn có các dòng họ: Chu, Nguyễn, cư trú ở nơi này đã lâu đời. Họ sống bằng nghề nông: trồng lúa, trồng mầu thuần phác.







Di tích Mẫu Sơn còn lại đến ngày nay không nguyên vẹn như xưa. Chủ yếu là các địa điểm đình, chùa và đền thờ, các di vật ít ỏi. Theo nhân dân địa phương thì đình Mẫu Sơn xưa là ngôi đình 5 gian 2 chái, ở trong làng. Đền ở khu Rừng Thờ và chùa ở trong làng. Đình Mẫu Sơn thờ Cao Sơn, đền thờ trời đất. ở khu vực đền xưa dân thờ lộ thiên, tại đó có phiến đá vuông cạnh như bàn thạch. Ở Mẫu Sơn, mỗi năm có ba lệ chính: - Hội lệ ngày 10 tháng Giêng âm lịch là hội xuân, tổ chức ở đình. - Ngày 10 tháng Tư, tế lợn đen ở đền Rừng Thờ. Ngày đó có hát ca trù ở đình và ở đền. - Ngày 10 tháng 11, bàn việc làng năm sau ở đình. Ngày trước, làng Mẫu Sơn có bốn giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc. Các giáp được chọn ra một cai đám và một ban tế, cai đám được chọn phải xin keo ở đình. Giúp việc cai đám có hai ông hoá và các quan viên hàng giáp. Sắp tới ngày vào hội, dân cho làm cỗ ở đình. Mỗi giai làm 4 bánh dày to 20 cm, 2 bát gạo xôi và 8 cáo bánh ngọt. Bánh ngọt là loại bánh làm bằng gạo nếp, trộn với đường rồi nặn mỗi cái bằng nắm tay, trong cho nhân đỗ, nhân đường, hấp chín. Cỗ này nhà nào cũng làm, gọi là dân tục, dân lệ. Làng lại cho làm cỗ gà: Những ai tới tuổi 18 soạn ra 1, 2, cỗ gọi là cỗ để tế thờ thành hoàng. Đến ngày mồng 9 làng cho các giáp rước ngai từ trong đình ra sân rồi chặt tre, dựng khung, quây cót làm rạp, mở hội ra đồng. Trước khi mở hội làng cử các giai làng ra hát ở giữa sân đình: Năm mới mở hội ra đồng Cầu lúa lúa tốt bằng vai Cầu khoai khoai tốt bằng đầu Sang ngày 10 tháng giêng vẫn chồng đòn kiệu bát cống tại rạp để tế lễ. Đến trưa thì cho dọn trò, sỹ, nông, công, thương. Đầu tiên là trò làm mưa, làng cho trẻ con nhỏ tuổi đóng làm thiên lôi. Số trẻ nhiều ít tuỳ, mỗi trẻ tay cầm một nắm rơm khô. Khi được lệnh bắt đầu thì lũ trẻ à à chạy xuống ao đình phía trước, lấy rơm dúng nước, vẩy tứ tung trên mặt đất, giả làm mưa, bên ngoài mọi người cùng hát câu đồng dao: Lạy ông mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Cho đầy nồi cơm Sau đó, làng lại cho làm trò cày ruộng. Các giáp cử ra một số người, trong đó có hai người mặc quần áo nam, còn lại mặc quần áo nữ giả làm con gái. Hai người mặc quần áo nam thì một người đóng giả thợ cày, một người đóng làm trâu kéo. Cày thật được mắc vào người đóng giả làm trâu. Người thợ cày cầm dây, cầm cày giục trâu đi và đẩy cày lướt trên sân đình. Cũng “ bở” cũng “diệt” cũng “ vắt” đuôi trâu như cày, bừa thật. Theo sau thợ cày, đoàn người đóng giả nữ xếp hàng xuống cày. Trước cảnh đình vũ oai nghiêm, cảnh xuống đồng thật là nhộn nhịp. Hết tiết mục cày cấy, lại diễn tích trò “ Ngô ra để của”. trò này chọn lấy hai giai làng đóng làng thằng Ngô. Trên tay mỗi ngô ôm những quả dành dành, nhuộm màu đỏ ối, vàng choải. Hai người giả bộ lấm lét, bước thấp, bước cao, bước ra ba bước, bước vào ba bước, loanh quanh rồi ngã sõng soài rồi lại bò dậy, men ra khỏi sân đình, lấy que đào đất chôn quả dành xuống gọi là “ Ngô ra để của”. Sau là trò quan đi hỏi vợ. Trò này có một người đóng giả làm một ông quan, áo lương khăn xếp, đi giày chí long. Cổ đeo thẻ ngà buông xuống trước ngực. Lại có một người đóng làm phú ông, cũng áo the khăn xếp, quần áo trắng trúc bâu, tay cầm quạt mo. Có người theo sau, che lọng xanh đi cùng. Một người đóng làm cô gái, con của phú ông, đầu đội nón thúng, quai thao, mặc áo quần mớ ba, mớ bảy, trông rất duyên dáng. Kết thúc trò quan đi hỏi vợ lại đên trò thợ mộc. Trò này phải dùng một cây chuối thật, chặt đầu chặt đuôi rồi lôi ra sân đình. Lại cho người đóng làm anh thợ mộc mặc quần áo nâu, đầu chít khăn thủ rìu, tay cầm dìu chặt gỗ. Anh thợ mộc ra sân làm các điệu bộ như thợ mộc, cuối cùng cầm rìu đẽo cây chuối để giả làm người đẽo gỗ.

No comments: