Lên Mẫu Sơn, thưởng rượu làng nghề

(TTTM News) - Rượu Mẫu Sơn thơm ngon, trong vắt như nước suối, uống rất dịu, vị đậm đà, lại không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi Xứ Lạng, mà hễ ai đã từng một lần uống thì mãi không thể quên được.

Từ một loại men bí truyền

Rượu Mẫu Sơn do chính tay những người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn(Lộc Bình-Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền tứ đời này qua đời khác.

Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối (lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển), thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: Cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt... có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp, đau lưng… Sau khi các loại thảo dược đã được rửa sạch, băm nhỏ và phơi khô thì mang trộn đều chúng lại với nhau, giã nhỏ và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo (gạo tẻ, không ẩm mốc).

Già làng Triệu Sáng Hiển năm nay 70 tuổi, là một trong những người nắm giữ bí kíp pha chế loại men lá quý này cho biết: “Men phải ủ ít nhất trong 15 ngày. Men càng trắng, càng phồng thì càng tốt. Đặc biệt phương thức làm men chỉ truyền cho con trai và con dâu chứ không truyền cho con gái". Nhờ loại men lá này mà rượu Mẫu Sơn trở nên nổi tiếng và hấp dẫn du khách thập phương.

Cách chưng cất truyền thống độc đáo

Theo anh Triệu Văn Thắng – một người nấu rượu lâu năm ở đây cho biết: "Để có được những chai rượu trong vắt và mát rượi, đòi hỏi sự tỷ mỉ và kiên nhẫn qua từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ (chum, vại) bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất, ủ được càng lâu càng tốt".

Công đoạn chưng cất rượu giống như quá trình đồ xôi. Tuy nhiên, cái chõ nấu rượu phải có một lỗ thủng gần miệng để dẫn rượu ra. Trên miệng chõ đặt một cái chảo, đổ đầy nước và cứ nước trong chảo nóng là phải thay để ngưng tụ rượu, bảo đảm độ rượu. Sau 4 giờ liên tục thay nước, đun lửa đều, công đoạn chưng cất mới hoàn thành. Chưng cất cầu kỳ và mất nhiều thời gian như vậy nhưng rượu Mẫu Sơn không đắt, chỉ 13.000 đồng/lít.

Lên Mẫu Sơn, thưởng rượu làng nghề

Một lò rượu thường thấy ở Mẫu Sơn

Cũng theo anh Thắng thì nấu rượu lãi chẳng là bao nhưng người dân ở đây chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Ở Mẫu Sơn hiện có gần 80 hộ gia đình nấu rượu và đã mở rộng tới nhiều hộ gia đình khác. Sở dĩ người dân vẫn đeo đuổi nghề nấu rượu vì nó như một thứ di sản và nay đã trở thành sản phẩm du lịch không thể thiếu, phần nào làm nên niềm tự hào của người dân Mẫu Sơn.

Khẳng định thương hiệu: "Đệ nhất danh tửu"xứ Lạng

Thương hiệu rượu Mẫu Sơn đã đoạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” từ năm 2002. Chỉ có nguồn nước Mẫu Sơn, cách chưng cất thủ công hàng nghìn năm và loại men của người dân bản địa nơi đây mới làm nên hương vị thơm nồng, êm dịu của rượu Mẫu Sơn. Bà Triệu Thị Nảy – một người dân bản địa cho biết: "Cũng đã có nhiều người thử đưa nước và men từ Mẫu Sơn đi nấu tại nơi khác nhưng rượu nấu không thành. Chúng tôi nấu rượu ở đây thì không phải lo đầu ra, vì đã có Công ty Du lịch xuất nhập khẩu Lạng Sơn và nhiều của hàng, đại lý thu mua hết. Ngoài ra còn có khách từ nhiều tỉnh thành khác nhau lên thăm quan khu du lịch Mẫu Sơn mua rất nhiều, mỗi tháng tôi bán được gần 3000 lít ượu".

Lên Mẫu Sơn, thưởng rượu làng nghề

Người phụ nữ này đang chuẩn bị lò rượu

Với rượu Mẫu Sơn chính gốc, lỡ khi quá chén không hề gây đau đầu... Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.Theo những người sành rượu, rượu Mẫu Sơn có những nét riêng ít loại rượu nào có được. Đưa rượu lên rót nghe thánh thót trong veo, hơi rượu thơm nồng, nước rượu trong như pha lê. Rượu rót ra chén sủi bọt sủi tăm, uống vào không có cảm giác gắt, hay nóng cháy cổ khiến người ta giật mình, e ngại. Tiếng lành đồn xa, rượu Mẫu Sơn không còn bó hẹp trong không gian thôn làng nữa mà vươn đến các địa phương khác. Nhiều người khi ghé qua đất Lạng Sơn đều muốn nếm thử một lần cho biết hoặc mua một ít về làm quà biếu người thân.

Tuy nhiên, để thương hiệu rượu Mẫu Sơn đứng vững trên thị trường thì việc cần phải tính đến là gìn giữ những thảo dược quý để làm men. Việc khai thác dược liệu phải hợp lý nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của cây, đồng thời có kế hoạch tiến hành ươm trồng những giống cây đang trở nên khan hiếm. Vì như lời của ông Triệu Sáng Lùng – một người làm men lâu năm cho biết thì các loài cây dùng làm men hiện rất khó tìm và ít đi nhiều do đã bị khai thác quá nhiều. Lo lắng của ông Triệu Sáng Lùng cũng là nỗi lo chung những người làm rượu ở đây.

Rượu Mẫu Sơn không kén gạo, mà kén men, kén nước. Chỉ có nước và khí hậu ở trên đỉnh Mẫu Sơn này mới có thể tạo nên loại rượu có một không hai này. Trong rượu Mẫu Sơn, không chỉ có tấm lòng, công sức người dân nơi đây, mà còn có độ cao hùng vĩ núi non Mẫu Sơn, có sự tinh khiết của suối, sự ngạt ngào của hương rừng Mẫu Sơn.

rượu mẫu sơn


Sản xuất từ nguồn nguyên liệu rượu gạo men lá do đồng bào dân tộc Dao sống ở Mẫu Sơn chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, đã làm nên sự nổi tiếng của thương hiệu Rượu Mẫu Sơn. Rượu Mẫu Sơn hiệu Yến Yến được đựng trong chum sành để trong hầm đá từ 9 đến 12 tháng mới đóng vào bình sứ in sẵn nhãn mác trên vỏ bình. Do được khử độc tự nhiên nên rượu đảm bảo độ trong suốt, uống rất êm, không nhức đầu, không có vị đắng của rượu mới như các loại rượu khác. Bình rượu Yến Yến đặt sản xuất tại Công ty Thiên Đức, có địa chỉ tại Bát Tràng – Việt Nam.


Vài Nét Về Mẫu Sơn

Hoa Đao dẹp tuyệt

đường ngoàn ngoen mẫu sơn


cảnh dẹp hùng vĩ


Làng Mẫu Sơn thuộc xã Chu Điện, huyện Lục Nam. Trước đây thuộc xã Lan Mẫu, tổng Lan Mẫu, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang. Làng nằm bên đường 31, Bắc Giang đi Lục Nam. Mẫu Sơn giáp làng Sàn, làng Thân, làng Gai và giáp đất Khám Lạng. Cư dân của Mẫu Sơn có các dòng họ: Chu, Nguyễn, cư trú ở nơi này đã lâu đời. Họ sống bằng nghề nông: trồng lúa, trồng mầu thuần phác.







Di tích Mẫu Sơn còn lại đến ngày nay không nguyên vẹn như xưa. Chủ yếu là các địa điểm đình, chùa và đền thờ, các di vật ít ỏi. Theo nhân dân địa phương thì đình Mẫu Sơn xưa là ngôi đình 5 gian 2 chái, ở trong làng. Đền ở khu Rừng Thờ và chùa ở trong làng. Đình Mẫu Sơn thờ Cao Sơn, đền thờ trời đất. ở khu vực đền xưa dân thờ lộ thiên, tại đó có phiến đá vuông cạnh như bàn thạch. Ở Mẫu Sơn, mỗi năm có ba lệ chính: - Hội lệ ngày 10 tháng Giêng âm lịch là hội xuân, tổ chức ở đình. - Ngày 10 tháng Tư, tế lợn đen ở đền Rừng Thờ. Ngày đó có hát ca trù ở đình và ở đền. - Ngày 10 tháng 11, bàn việc làng năm sau ở đình. Ngày trước, làng Mẫu Sơn có bốn giáp: Đông, Tây, Nam, Bắc. Các giáp được chọn ra một cai đám và một ban tế, cai đám được chọn phải xin keo ở đình. Giúp việc cai đám có hai ông hoá và các quan viên hàng giáp. Sắp tới ngày vào hội, dân cho làm cỗ ở đình. Mỗi giai làm 4 bánh dày to 20 cm, 2 bát gạo xôi và 8 cáo bánh ngọt. Bánh ngọt là loại bánh làm bằng gạo nếp, trộn với đường rồi nặn mỗi cái bằng nắm tay, trong cho nhân đỗ, nhân đường, hấp chín. Cỗ này nhà nào cũng làm, gọi là dân tục, dân lệ. Làng lại cho làm cỗ gà: Những ai tới tuổi 18 soạn ra 1, 2, cỗ gọi là cỗ để tế thờ thành hoàng. Đến ngày mồng 9 làng cho các giáp rước ngai từ trong đình ra sân rồi chặt tre, dựng khung, quây cót làm rạp, mở hội ra đồng. Trước khi mở hội làng cử các giai làng ra hát ở giữa sân đình: Năm mới mở hội ra đồng Cầu lúa lúa tốt bằng vai Cầu khoai khoai tốt bằng đầu Sang ngày 10 tháng giêng vẫn chồng đòn kiệu bát cống tại rạp để tế lễ. Đến trưa thì cho dọn trò, sỹ, nông, công, thương. Đầu tiên là trò làm mưa, làng cho trẻ con nhỏ tuổi đóng làm thiên lôi. Số trẻ nhiều ít tuỳ, mỗi trẻ tay cầm một nắm rơm khô. Khi được lệnh bắt đầu thì lũ trẻ à à chạy xuống ao đình phía trước, lấy rơm dúng nước, vẩy tứ tung trên mặt đất, giả làm mưa, bên ngoài mọi người cùng hát câu đồng dao: Lạy ông mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Cho đầy nồi cơm Sau đó, làng lại cho làm trò cày ruộng. Các giáp cử ra một số người, trong đó có hai người mặc quần áo nam, còn lại mặc quần áo nữ giả làm con gái. Hai người mặc quần áo nam thì một người đóng giả thợ cày, một người đóng làm trâu kéo. Cày thật được mắc vào người đóng giả làm trâu. Người thợ cày cầm dây, cầm cày giục trâu đi và đẩy cày lướt trên sân đình. Cũng “ bở” cũng “diệt” cũng “ vắt” đuôi trâu như cày, bừa thật. Theo sau thợ cày, đoàn người đóng giả nữ xếp hàng xuống cày. Trước cảnh đình vũ oai nghiêm, cảnh xuống đồng thật là nhộn nhịp. Hết tiết mục cày cấy, lại diễn tích trò “ Ngô ra để của”. trò này chọn lấy hai giai làng đóng làng thằng Ngô. Trên tay mỗi ngô ôm những quả dành dành, nhuộm màu đỏ ối, vàng choải. Hai người giả bộ lấm lét, bước thấp, bước cao, bước ra ba bước, bước vào ba bước, loanh quanh rồi ngã sõng soài rồi lại bò dậy, men ra khỏi sân đình, lấy que đào đất chôn quả dành xuống gọi là “ Ngô ra để của”. Sau là trò quan đi hỏi vợ. Trò này có một người đóng giả làm một ông quan, áo lương khăn xếp, đi giày chí long. Cổ đeo thẻ ngà buông xuống trước ngực. Lại có một người đóng làm phú ông, cũng áo the khăn xếp, quần áo trắng trúc bâu, tay cầm quạt mo. Có người theo sau, che lọng xanh đi cùng. Một người đóng làm cô gái, con của phú ông, đầu đội nón thúng, quai thao, mặc áo quần mớ ba, mớ bảy, trông rất duyên dáng. Kết thúc trò quan đi hỏi vợ lại đên trò thợ mộc. Trò này phải dùng một cây chuối thật, chặt đầu chặt đuôi rồi lôi ra sân đình. Lại cho người đóng làm anh thợ mộc mặc quần áo nâu, đầu chít khăn thủ rìu, tay cầm dìu chặt gỗ. Anh thợ mộc ra sân làm các điệu bộ như thợ mộc, cuối cùng cầm rìu đẽo cây chuối để giả làm người đẽo gỗ.